Home / Thư viện hình / 9 Tips Tránh Cướp Giật Tại Nơi Công Cộng

9 Tips Tránh Cướp Giật Tại Nơi Công Cộng

9 Tips Tránh Cướp Giật Tại Nơi Công Cộng

Bạn hoàn toàn có thể bị móc túi khi đang đi du lịch, tham quan, nghỉ ngơi. Nó cũng có thể ở trên xe buýt nơi bạn đi học hoặc đi làm hàng ngày. Vậy làm sao để không bị móc túi, cướp giật nơi công cộng? Hãy tìm hiểu ngay 9 cách phòng cách cướp giật trong bài viết sau đây nhé!

1. Hạn chế sử dụng ATM ngoài trời

Để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân bị cướp giật khi sử dụng trụ ATM, bạn nên sử dụng các máy đặt trong các tòa văn phòng, khách sạn hoặc các địa điểm có nhiều người qua lại và được che chắn kín đáo. 

Đề phòng trạm rút ATM

2. Không kiểm tra đồ đạc cá nhân ngoài đường

Trong trường hợp cần phải kiểm tra đồ đạc, hãy đảm bảo không để người lạ biết rõ vật dụng có giá trị bạn mang theo đang ở đâu.

3. Đề phòng khi đi trên phương tiện công cộng

Khi đang ở trên xe buýt hoặc tàu, hãy để ý đến những người lên xuống liên tục và di chuyển với tốc độ nhanh. Đây có thể là những đối tượng khả nghi, thường thì những kẻ móc túi sẽ tận dụng khoảng thời gian di chuyển nhanh để xem xét và thăm dò những tài sản có thể lấy trộm, vì vậy hãy giữ chặt đồ đạc của bạn khi sử dụng các phương tiện công cộng này để tránh bị mất cắp.

Phương tiện công cộng

4. Mua quần áo và phụ kiện có túi ẩn

Đầu tư vào những bộ quần áo có túi trong hoặc túi bí mật. Điều này giúp bạn giữ các vật phẩm giá trị ở nơi kín đáo và an toàn, tránh trường hợp bị kẻ cướp giật chú ý, tấn công. Có nhiều loại trang phục có các loại túi này, chẳng hạn như áo khoác, áo phông, quần short và thậm chí cả đồ lót. 

túi ẩn

5. Không dùng túi chỉ có một lớp nút bấm

Lựa chọn tốt là túi đeo chéo, vì nó có thể giữ đồ đạc gọn gàng và gần cơ thể, khó bị trộm cắp. Tránh sử dụng những chiếc túi chỉ có một lớp nắp cài, đặc biệt là túi dùng nút bấm, vì nó rất dễ bị mở ra. Thay vào đó, nên chọn mua những chiếc túi có hai lớp khóa, với một phần khóa kéo bên trong và một lớp nút bấm bọc lại bên ngoài.

túi đeo chéo

6. Cảnh giác khi thấy một nhóm người đột ngột chia nhỏ

Những kẻ móc túi thường hoạt động theo nhóm, vì vậy khi bạn bước vào một tòa nhà hoặc nơi đông người, hãy cảnh giác nếu nhìn thấy một nhóm người đột ngột tách nhau và tản ra. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang lên kế hoạch thực hiện hành vi trộm cắp.

7. Không dừng lại ngoài đường xem cãi vã

Các sự việc ồn ào trên đường là một môi trường thuận lợi cho những kẻ trộm hoạt động. Chúng còn có thể đóng giả những tình huống cãi vã nhằm lợi dụng sự tò mò của nhiều người và tiếp cận để ăn trộm tài sản. Lúc này, nhiều người bị phân tâm bởi cảnh huyên náo, dễ dàng quên đi việc bảo vệ tài sản của chính mình. Đừng để sự huyên náo làm bạn sa sút sự chú ý đến an ninh cá nhân. 

8. Tránh đi bộ sát lề đường

Khi đi bộ trên vỉa hè, hãy cố gắng tránh xa phần lòng đường càng xa càng tốt. Ngoài ra, hãy giữ túi của bạn ở phía xa lòng đường để làm cho việc tiếp cận của kẻ gian trở nên khó khăn hơn. Bằng cách thực hiện những biện pháp đề phòng này, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ trở thành mục tiêu của những tên trộm trên đường.

Đi bộ sát lề đường

9. Chiêu trò “bánh mỳ kẹp”

Khi đi thang cuốn, nếu có vài người phía trước cố tình chặn đường, rất có thể họ là kẻ gian. Mục đích chặn đường là để đồng bọn phía sau áp sát và móc túi bạn. Bởi vậy nên để túi trước mặt bạn hoặc giữ chặt bên người khi đi thang cuốn. Nếu bị chặn đường, cần lịch sự yêu cầu người phía trước giãn ra để bạn có thể đi qua.

thang cuốn

 

Với phương châm : BẢO VỆ NGÀY ĐÊM – NGÀY ĐÊM AN TOÀN

Ngày & Đêm cam kết đem đến cho khách hàng sự hài lòng về dịch vụ bảo vệ uy tín, chuyên nghiệp nhất.

Cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp l Khảo sát và thiết kế gói dịch vụ riêng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng l Thành lập từ năm 2003 l Hơn 26 CN-VP khắp cả nước l Hơn 6000 nhân viên phẩm chất đạo đức tốt, nghiệp vụ tinh thông l Đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.

☎️☎️☎️ Công Ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày & Đêm (NDS)
TSC: 33 Nhất Chi Mai, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM.
WB: https://baovechatluongcao.baovengayvadem.com
MST: 0303023616
Hotline: 089 6879 434 / 0908 577 005