BẠN CẦN ĐI KIỂM TRA KHI THẤY 4 DẤU HIỆU TẮC NGHẼN MẠCH MÁU
Sau 30 tuổi, các mảng bám mạch máu ở người phát triển nhanh hơn. Mạch máu bị tắc nghẽn bởi cholesterol, chất béo trung tính, protein mật độ cao… Khi các chất này tích tụ ngày càng nhiều trên thành mạch máu sẽ tạo ra những mảng bám như cháo kê vàng. Ngoài ra, việc thường xuyên ăn uống kém lành mạnh, vận động ít vô tình đẩy nhanh quá trình lão hóa và tổn thương mạch máu. Theo thời gian, độ đàn hồi của thành mạch máu giảm và dòng máu bị chặn, dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não do thiếu máu cục bộ.
Tuy vậy, sự tổn thương, tắc nghẽn mạch máu là một quá trình diễn ra chậm và từ từ. Không có triệu chứng nào cảnh báo bạn nếu tỷ lệ tắc mạch dưới 70%. Ngoài việc thường xuyên đo huyết áp, đo cholesterol toàn phần, xét nghiệm triglycerid hay chụp cắt lớp vi tính, bạn có thể dụng ba cách dưới đây để tự kiểm tra sức khỏe mạch máu tại nhà.
1. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào các mạch máu trên mu bàn chân
Động mạch nằm ở điểm cao nhất tại chính giữa mu bàn chân. Những người không bị tắc nghẽn hoặc tắc nghẽn nhẹ ở động mạch chi dưới có thể cảm nhận rõ ràng mạch đập ở vị trí này. Trái lại, nếu bạn chạm vào mạch máu ngay phía trên mu bàn chân mà không thấy mạch đập hoặc đập cực kỳ yếu, mạch máu ở động mạch có thể bị chặn.
2. Kiểm tra xem có nổi gân xanh ở mu bàn tay, bắp chân hay không
Khi máu ở tĩnh mạch bị tắc, áp lực tăng lên, gân xanh sẽ lộ rõ, thường thấy ở tay hoặc bắp chân. Mặt khác, gân xanh cũng có thể nổi lên nếu thể trạng ở người gầy.
3. Nắm chặt tay 30 giây, sau đó mở ra và nhìn vào màu sắc lòng bàn tay
Nếu lòng bàn tay trở lại màu bình thường trong vòng ba giây, không có vấn đề tắc nghẽn nghiêm trọng ở mạch máu. Nếu ngay cả đầu ngón tay cũng nhanh chóng chuyển sang màu đỏ, điều đó có nghĩa là huyết áp của bạn bình thường.
Nếu phải mất hơn 5 giây để trở lại màu da ban đầu, độ thông suốt của mạch máu không tốt, có thể là dấu hiệu tắc nghẽn hoặc xơ cứng động mạch.
4. Triệu chứng mạch máu tắc nghẽn
Bạn thường xuyên chóng mặt hoặc đau đầu. Khi mạch máu trong não bị tắc nghẽn dễ dẫn đến các triệu chứng như lưu lượng máu kém, lượng máu cung cấp lên não không đủ và thiếu oxy. Trường hợp nặng còn có thể làm xuất huyết não, gây các bệnh nặng như nhồi máu não.
Tình trạng thiếu oxy trong não rất dễ gây các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, khó tập trung. Đôi khi nó đi kèm các triệu chứng như co giật và hôn mê.
Nếu bạn làm hai việc này thường xuyên hơn mỗi ngày, mạch máu sẽ trở nên trơn tru hơn và ít bị tắc nghẽn hơn.
Giơ cao chân có thể thúc đẩy tốc độ lưu thông máu. Bạn thực hành động tác 30-50 lần trong ngày để đạt hiệu quả cao.
Bạn có thể ăn nhiều măng tây hoặc các loại nấm, như nấm Matsutake, hành tây, cần tây giúp làm thông tắc mạch máu.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu nghi ngờ mạch máu bị tắc nghẽn, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Điều này giúp bác sĩ có thể quan sát chính xác nhất trạng thái của các mạch máu trong cơ thể bạn, từ đó kê đơn thuốc phù hợp hơn, giúp ích cho việc trì hoãn hoặc kiểm soát bệnh tim mạch.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày & Đêm (NDS)
TSC: 33 Nhất Chi Mai, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM.
WB: https://baovengayvadem.com.vn/
MST: 0303023616
Hotline: 0908 577 005 / 089 6879 434
Tel: 0908 577 005