Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
12+ kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy bạn cần biết
Khi có hỏa hoạn xảy ra, bạn phải giữ được trạng thái bình tĩnh, ổn định, bên cạnh đó còn phải nắm rõ các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy để ứng dụng vào trường hợp cần thiết. Đây chính là phương pháp để giảm thiểu thương vong khi có hỏa hoạn xảy đến đột ngột. Sau đây, Bảo vệ Ngày và Đêm sẽ cung cấp cho bạn một số kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn quan trọng cần biết.
1. Những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
Dưới đây là top 12+ các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mà bạn nên tìm hiểu:
1.1. Giữ trạng thái bình tĩnh, ổn định
Giữ trạng thái bình tĩnh là vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp bạn suy nghĩ sáng suốt hơn. Nếu là đám cháy nhỏ, hãy sử dụng bình chữa cháy và phun dập lửa ngay lập tức. Trong trường hợp là đám cháy lớn thì lại càng phải bình tĩnh để tìm ra phương pháp giải quyết tối ưu. Yếu tố con người nên được quan tâm đầu tiên khi có hỏa hoạn xảy ra, từ đó thực hiện đúng kỹ năng, phương pháp để thoát nạn.
Nếu đám cháy có xu hướng phát triển và lan rộng, bạn cần thông báo cho mọi người trong khu vực cùng biết, từ đó phối hợp với nhau để dập tắt đám cháy nhanh nhất có thể. Bạn có thể báo cho mọi người bằng nhiều hình thức báo động như hô hoán, đánh kẻng hay phát thanh trên loa…
1.2. Chống hít phải khói nhiều bằng khăn thấm nước
Đa số các trường hợp tử vong khi có cháy là do bị ngạt khí độc. Do đó, nếu có thể, bạn nên lấy khăn hoặc vải thấm nước để che kín miệng và mũi. Chiếc khăn này sẽ có vai trò như một chiếc mặt nạ chống độc, giúp bạn lọc không khí và thông khí dễ dàng hơn. Tuyệt đối không lại gần những không gian dễ gây ngạt như phòng kín hay các địa điểm có khả năng phát nổ như bình gas, tủ lạnh và máy lạnh…
Lúc di chuyển, lưu ý nên cúi thấp thân người, trườn bò và dùng khăn tẩm nước nước để bịt mũi. Khi chuẩn bị thoát ra bằng một lối cửa hoặc cầu thang, bạn cần kiểm tra trước độ nóng của khu vực đó bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Lưu ý không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng, nếu thấy có lửa và khói thoát lên từ phía bên kia thì cần đóng cửa ngay lập tức, đồng thời chèn kỹ các khe hở để không cho khói lửa lan vào phòng.
1.3. Cúi thấp người khi di chuyển
Tư thế di chuyển trong đám cháy tối ưu là hạ thấp người, trườn hoặc bò để tránh bị ngạt, vì khói nhẹ nên có xu hướng bay lên trên và oxy sẽ ở sát mặt đất. Nếu ngoài cửa căn hộ đã bị lửa bao quanh và không thể thoát ra ngoài, bạn nên thoát ra ngoài từ những cửa thoáng như ban công, sân thượng, hoặc dùng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm, tuyệt đối không nhảy trực tiếp từ cửa sổ hay ban công xuống.
Trong trường hợp không thoát được xuống tầng dưới, bạn nên thắt quần áo và chăn màn lại thành những dải dài để thoát thân qua đường cửa sổ. Tuyệt đối không nhắm mắt nhảy trực tiếp xuống đất từ những khu vực cao. Nếu lửa cháy quá lớn và bạn không thể ra ngoài, hãy đứng ở ban công sau đó dùng mũ, quần áo, còi báo hiệu để báo động cho lực lượng chức năng.
1.4. Tìm cách dập lửa
Đừng quá hoảng hốt và sợ hãi khi có hỏa hoạn xảy ra, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và bình ổn nhịp tim của mình sau đó tìm cách xử lý. Hãy quan sát xem vị trí ngọn lửa và khói tập trung chủ yếu ở đâu. Nếu đám cháy nhỏ hãy tìm cách dập lửa bằng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn ướt hoặc những đồ dùng phù hợp bạn có thể tìm thấy xung quanh.
Trong trường hợp đám cháy quá lớn, không thể dập lửa thì hãy tìm cách thoát thân ra ngoài. Thông báo với mọi người để nhanh chóng tìm cách thoát hiểm, sau đó gọi 114 để được cứu hộ.
1.5. Kêu cứu, hợp tác với mọi người
Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng tiếp theo là kêu cứu và hợp tác với mọi người để thoát ra ngoài, đồng thời gọi đến số 114 để được giúp đỡ. Đừng quên đóng lại các cửa để hạn chế lửa lan rộng, hô hoán mọi người cùng dập tắt đám cháy hoặc thoát ra ngoài an toàn.
1.6. Không quay lại khi nhà cháy
Nếu đã thoát thân ra ngoài được, bạn nên tìm một vị trí trong nhà để đợi. Trong trường hợp đám cháy còn có người bên trong, hãy đợi cứu hỏa đến. Bạn hãy nhanh chóng thông báo với họ về việc có người bị kẹt bên trong để đội cứu hỏa nhanh chóng xử lý.
Bạn không được quay lại khu nhà đang cháy, vì điều này sẽ khiến nỗ lực cứu người của đội cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm.
1.7. Trang bị thiết bị chữa cháy
Để đề phòng cháy lớn hoặc hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn và gia đình nên trang bị những bị phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm như mặt nạ phòng độc, dây thoát hiểm hay bình cứu hỏa… Điều này sẽ giúp bảo vệ tính mạnh và sự an toàn của gia đình, bản thân.
1.8. Tìm lối thoát hiểm
Nếu đám cháy lớn, bạn không nên chần chừ hay cố gắng để lấy tài sản, hãy nhanh chóng tìm lối thoát hiểm an toàn ở khu vực mình đang sống để ra ngoài càng nhanh càng tốt. Bạn có thể sử dụng một chiếc mền để trùm người lại (nên lấy mền không quá dày cũng không quá mỏng để di chuyển dễ dàng hơn).
Trong trường hợp lửa cháy quá to và bạn không thể chạy ra ngoài, hãy chạy ngược lên trên máy và báo hiệu cho đội cứu hộ được biết. Tuyệt đối không vào phòng và đóng chặt cửa vì khói lan rất nhanh, hít nhiều khói sẽ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong. Trong trường hợp đám cháy không xuất phát từ khu vực của mình, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định vị trí của ngọn khói và nguồn lửa. Nếu lửa đi xuống từ trên cao, hoặc ở ngay trong tầng, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và di chuyển xuống tầng dưới. Tránh sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn.
1.9. Xử lý khi bị bén lửa
Nguy cơ bị bén lửa vào người là không thể tránh khỏi khi có hỏa hoạn xảy ra. Nếu chẳng may bạn bị bén lửa vào người, tuyệt đối không được bỏ chạy vì lửa sẽ cháy mạnh hơn. Tìm ngay đến nguồn nước gần nhất để dập lửa, hoặc nằm xuống đất, úp hai tay vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt hoàn toàn.
Nếu lửa làm cháy quần áo của bạn, hãy dừng cử động và nằm ngay xuống đất, lăn qua lăn lại cho đến khi dập tắt lửa hoàn toàn. Bạn không nên chạy vì tác động của gió sẽ làm lửa cháy mạnh hơn. Trong trường hợp bị đè lấp trong đám cháy, hãy cố gắng bình tĩnh và thở đều, chờ người đến cứu. Việc hoảng loạn lúc này chỉ nhanh chóng làm bạn kiệt sức hơn mà thôi. Nếu cảm thấy có người đến cứu, hãy la lên thật to để được phát hiện.
1.10. Khi mở cửa
Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cửa để kiểm tra độ nóng. Trường hợp cảm thấy cửa ấm và nóng thì điều này đồng nghĩa với việc đám cháy đang rất lớn ở bên ngoài, bạn không nên mở cửa ra mà hãy tìm một lối thoát khác. Trong trường hợp an toàn, bạn nên mở cửa theo tư thế nghiêng người, tránh mặt sang một bên để hạn chế hơi nóng và khói phả vào mặt.
Đồng thời, tránh mặt sang một bên cũng đề phòng được lửa tạt vào người. Nếu ngọn lửa quá lớn và khói đã bao trùm hành lang, không thể thoát ra ngoài thì bạn nên bình tĩnh và dùng chăn ẩm, băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói độc lan vào phòng. Sau đó, ở lại khu vực chờ phòng cháy chữa cháy để cứu hộ đưa đến địa điểm an toàn.
1.11. Kỹ năng xử lý khi thoát ra ngoài
Một trong những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng chính là kỹ năng khi thoát ra ngoài. Mỗi tòa nhà đều có thiết kế kiến trúc khác nhau, do đó đừng quên tìm hiểu những lối thoát an toàn khi bạn bắt đầu đến sống hay làm việc ở một tòa cao ốc nào đó. Ngoài ra, hãy tìm hiểu những lối thoát hiểm an toàn hơn trong trường hợp xấu nhất có thể. Nếu ở chung với hộ gia đình, hãy chạy trong tư thế cúi người tới nơi có cửa ra ngoài càng xa càng tốt.
Khi chạy ra ngoài, hãy men theo bờ tường để giữ được phương hướng khi có nhiều khói và lửa, đồng thời cũng hạn chế việc bị xô ngã giữa dòng người. Lưu ý chỉ trèo ra ngoài cửa sổ khi thực sự an toàn và bên ngoài có người trợ giúp.
1.12. Không dùng thang máy
Khi có hỏa hoạn, điều đầu tiên mà những người quản lý làm chính là tắt toàn bộ hệ thống điện, do đó nếu bạn sử dụng thang máy trong trường hợp này rất có khả năng sẽ bị nhốt lại ở bên trong. Ngoài ra, hố thang máy hút khói vô cùng mạnh, chỉ một thời gian ngắn sau khi đám cháy bùng phát thì toàn bộ hố thang máy đã bị khói lấp đầy và người ta sẽ chết vì khói.
Bên cạnh đó, các loại thang máy hiện nay cũng rất hiếm khi được trang bị cửa chống cháy, do đó chỉ chịu được mức nhiệt độ nhất định. Ngoài ra, một số thang máy hiện nay còn được thiết lập cảm biến cháy, và thang máy sẽ tự động chạy về một tầng nào đó đã được lập sẵn, thông thường là tầng 1. Trong trường hợp tầng 1 cháy mạnh nhất, thang máy tự chạy về tầng 1 sẽ vô cùng nguy hiểm cho những người bên trong.
2. Một số lưu ý thoát hiểm khi có cháy
Bên cạnh những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, bạn cũng cần nắm được một số lưu ý dưới đây để quá trình thoát hiểm diễn ra an toàn:
- Báo với mọi người xung quanh khi có cháy, đóng lại các cửa để hạn chế khói lan tràn ra ngoài.
- Dùng mọi cách để nhân viên cứu hỏa nhận ra như vẫy tay và la hét… khi thoát ra ngoài
- Tuyệt đối không sử dụng thang máy vì hỏa hoạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, chỉ nên dùng thang bộ để thoát ra.
- Chỉ nên giúp đỡ những người xung quanh thoát ra khi bản thân đủ tỉnh táo và còn khỏe.
- Để ý các đường thoát hiểm, sơ đồ thoát nạn khi sinh sống hoặc làm việc trong tòa nhà.
- Khi đã thoát nạn ra ngoài, chỉ nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại xem còn người kẹt trong đám cháy hay không. Từ đó có những biện pháp thích hợp để cứu người bị kẹt ra ngoài.
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chỉ huy hoặc nhân viên cứu hộ trong thời gian thoát nạn ra ngoài.
- Nếu cảm thấy an toàn để thoát thân và có một cửa lớn đang đóng, trước khi thoát ra bằng lối đó phải kiểm tra độ nóng bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa ra nếu thấy cửa ấm và nóng.
- Nếu lửa cháy lan vào quần áo, cần ngưng chuyển động, che mặt lại, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi dập tắt lửa.
- Nếu thấy người khác bị cháy, hãy ngăn người đó di chuyển, hướng dẫn nằm xuống đất và lăn người qua lại. Sử dụng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập lửa.
- Khi gặp người bị bỏng, ngất hoặc ngạt thì cần tổ chức sơ cứu ban đầu, trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu.
- Kịp thời báo cháy cho cơ quan PCCC theo hotline 114 để được hỗ trợ trong công tác thoát nạn, cứu nạn khi có người bị kẹt lại.
Trên đây là một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy quan trọng mà bạn nên biết. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hoặc muốn thuê đội bảo vệ khi có đám cháy xảy ra, đừng quên liên hệ với Bảo vệ Ngày và Đêm để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.
Với phương châm : BẢO VỆ NGÀY ĐÊM – NGÀY ĐÊM AN TOÀN
Ngày & Đêm cam kết đem đến cho khách hàng sự hài lòng về dịch vụ bảo vệ uy tín, chuyên nghiệp nhất.
☎️☎️☎️ Công Ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày & Đêm (NDS)
TSC: 33 Nhất Chi Mai, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM.
WB: https://baovechatluongcao.baovengayvadem.com
MST: 0303023616
Hotline: 089 6879 434 / 0908 577 005