Home / Thư viện hình / 9 Kỹ Năng Sơ Cứu Người Quan Trọng

9 Kỹ Năng Sơ Cứu Người Quan Trọng

9 Kỹ Năng Sơ Cứu Người Quan Trọng 

1. Trường hợp nạn nhân bất tỉnh

Trước tiên nhân viên bảo vệ cần phải liên lạc để xe cấp cứu đến và bắt đầu tiến hành sơ cứu kịp thời như sau :

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân.
  • Nếu nạn nhân vẫn còn thở và không có thương tích thì cố gắng nâng hai chân cao lên khoảng 30cm, hơn tầm của tim.
  • Nới lỏng thắt lưng, cổ áo và những chỗ quần áo bó sát.
  • Ðặt đầu quay sang một bên để đề phòng hít chất nôn vào phổi hoặc tụt lưỡi vào cổ họng.
  • Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân, bắt đầu hô hấp nhân tạo trong trường hợp không thở.
  • Tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cấp cứu đến hoặc nạn nhân bắt đầu thở lại.
  • Nếu nạn nhân ngất xỉu do té ngã bị thương, ưu tiên cầm máu hoặc giảm vết sưng phù hợp.
  • Đắp chăn ấm khi thân nhiệt nạn nhân thấp hơn bình thường.
  • Có thể cho người bị ngất xỉu ngửi dầu nóng, dầu gió.
  • Trong thời gian chờ cấp cứu đến, có thể day ấn nhân trung (vị trí huyệt nằm giữa 1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung) nhanh, mạnh, dứt khoát để hỗ trợ người bệnh tỉnh lại.
  • Giúp nạn nhân hồi tỉnh bằng cách: Gọi tên, vẩy nước lạnh, đắp khăn lạnh, cho uống nước giải nhiệt, …
  • Không nên châm 10 đầu ngón tay cho người bệnh, tránh gây nhiễm trùng.
  • Không nên gọi nạn nhân tỉnh dậy quá nhanh để giảm nguy cơ ngất xỉu một lần nữa.
  • Không nên tụ tập quá đông người xung quanh để thoáng khí cho bệnh nhân dễ thở.

Hình ảnh sơ cứu

2. Trường hợp nạn nhân co giật

  • Bỏ kính mắt và bất cứ thứ gì xung quanh có thể gây thương tích.
  • Không ôm hoặc ghì chặt nạn nhân.
  • Không cho bất cứ thứ gì vào miệng của người đó.
  • Không thực hiện ép tim và thổi ngạt.
  • Hãy để cơn co giật đi qua và gọi cấp cứu nếu nó kéo dài hơn năm phút, lặp lại hoặc chưa từng xảy ra trước đây, hoặc nếu co giật xảy ra trên nền một tình trạng khác như đái tháo đường hoặc mang thai. Không cho nạn nhân uống hoặc ăn cho đến khi họ tỉnh táo hoàn toàn và tốt nhất là sau khi đã được khám xét cẩn thận.

3. Trường hợp tim nạn nhân ngừng đập: cần hô hấp nhân tạo

  • Trước tiên phải kiểm tra bên trong mũi, họng nạn nhân có vật gì cản trở quá trình thở hay không. Khi đã kiểm tra xong thì tiến hành quá trình ấn ngực, hô hấp nhân tạo. Nhân viên bảo vệ tiến hành đan hai tay của mình vào nhau rồi đặt lên lồng ngực của nạn nhân, thực hiện đi thực hiện lại trong vòng 30 lần động tác nhấn ngực nạn nhân xuống sâu khoảng 5cm rồi lại thả lỏng ra, với nhịp độ khoảng 100 lần/ phút.
  • Sau quá trình ấn ngực bảo vệ tiếp tục bóp chặt mũi nạn nhân và thực hiện động tác nâng cằm của nạn nhân lên, thực hiện quá trình hô hấp bằng miệng. Thực hiện thổi hơi thở của mình vào miệng nạn nhân một cách từ từ với nhịp đều và chắc. Đối với người lớn thì thực hiện động tác đó 5 giây/ lần, còn với trẻ nhỏ thì 3 giây/ lần.
  • Nếu thấy nạn nhân vẫn chưa thở được thì bảo vệ tiếp tục thực hiện động tác hô hấp đó cho đến khi nạn nhân có thể tự thở được hoặc đến khi có xe cấp cứu đến.

4. Trường hợp người bị nhồi máu cơ tim

  • Xanh xao, đổ mồ hôi lạnh. Hơi thở ngắn, gấp. Nhịp tim yếu, nhanh và không đều.
  • Đau, khó chịu ở vùng ngực, đôi khi lan dần xuống một cánh tay hoặc cổ, cổ họng.
  • Cảm giác luôn muốn đi đại tiện/đi cầu.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Ngã quỵ.

Các thao tác xử lý:

  • Gọi ngay xe cấp cứu 115.
  • Trong trường hợp nạn nhân ngất đi,tim ngừng đập cần hô hấp nhân tạo như trong mọi trường hợp khẩn cấp khác
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn và ngồi trong tư thế thoải mái nhất.
  • Bình tĩnh và trấn an nạn nhân.
  • Tình trạng này rất nguy hiểm vì xảy ra cực nhanh, người không có chuyên môn sẽ không kịp trở tay. Bởi vì trong vòng 4 phút máu không được đưa lên não, người bệnh sẽ tử vong; trong 8 phút máu không bơm đến tim, tim sẽ ngừng đập. Khi chưa thể đưa nạn nhân đi ngay, bạn cần phải thực hiện thao tác hồi sinh tim phổi để duy trì sự sống.

sơ cứu

5. Trường hợp người bị nhồi máu cơ tim

  • Đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng.
  • Bỗng nhiên không nói được, méo miệng.
  • Giảm thị lực mắt một cách đột ngột.

Các thao tác xử lý:

  • Gọi điện thoại cấp cứu 115.
  • Trong thời gian chờ cấp cứu đến thì để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở.
  • Mặc quần áo rộng, thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành hồi sức tim phổi CPR.
  • Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát biểu hiện đột quỵ bất thường.
  • Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

6. Trường hợp xử lý vết thương

  • Rửa sạch vết thương (đứt tay, té trầy…) bằng nước sạch, rửa dưới vòi nước càng tốt để đẩy các chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn.
  • Nếu vết thương dính bùn đất, cát, dùng oxy già để rửa vết thương đẩy bùn đất ra ngoài.
  • Lau sạch, rửa lại bằng nước xà phòng và thấm khô vết thương bằng gạc sạch.
  • Xử lý vết thương sâu, dài, chảy nhiều máu. Gọi xe cấp cứu/sự trợ giúp của người khác.

7. Trường hợp gãy xương

  • Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
  • Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương
  • Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương
  • Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân
  • Không buộc quá chặt để lưu thông máu
  • Trường hợp khuỷu tay không gập được, không nên dùng sức để gập. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.
  • Nếu gãy xương vùng cổ: đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng và cố định nạn nhân. Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân
  • Nếu gãy xương cột sống vùng lưng: để nạn nhân nằm ngửa, giữ đầu nạn nhân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định nạn nhân, dùng gối mềm để chèn vào hai bên hông nạn nhân
  • Với những trường hợp bị gãy xương, cần sơ cứu để cố định vùng bị tổn thương và nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế để kịp thời được điều trị.

7. Trường hợp bị đuối nước

  • Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
  • Kiểm tra phản ứng, hơi thở nạn nhân.Nếu nạn nhân còn thở, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên nhằm giúp nạn nhân dễ nôn dị vật ra ngoài.
  • Nếu nạn nhân không thể thở được, gọi cấp cứu 115 và gọi thêm người trợ giúp.Thực hiện hồi sinh tim phổi.
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần đó nhanh nhất để kiểm tra, ngay cả khi nạn nhân đã tự thở được và có vẻ hồi phục bình thường sau khi sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.

so-cuu-duoi-nuoc

8. Trường hợp bị điện giật

  • Cắt nguồn điện ngay bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.
  • Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây hay cán chổi, chiếc ghế đẩu đẩy tay chân nạn nhân ra khỏi nguồn điện
  • Không được sờ vào nạn nhân nếu nạn nhân chưa tách khỏi nguồn điện
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh: kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu ấn tim thổi ngạt khi có ngưng thở ngưng tim.
  • Nếu nạn nhân gần như bình thường, không bị thương tích, khuyên nạn nhân nghỉ ngơi. Theo dõi và nếu thấy nghi ngờ thì gọi bác sĩ hoặc tới bệnh viện.

so-cuu-nguoi-bi-dien-giat

9. Trường hợp bị hóc dị vật

Trường hợp nạn nhân có thể tự ho được

  • Có thể thở được, khuyến khích nạn nhân ho thêm để đẩy dị vật ra ngoài.
  • Khi nạn nhân đang ho, tuyệt đối không đập vào lưng.

Trường hợp nạn nhân không tự ho được

Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh

  • Dùng tay đỡ cổ, đặt trẻ nằm sấp trên gối đầu hơi chúc xuống, dùng lòng bàn tay vỗ với sức vừa phải vào vùng xương giữa 2 bả vai, vỗ dưới hướng lên gáy.
  • Dùng 2 ngón tay ấn 5 cái vào giữa ngực trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu ho thì dừng lại để trẻ tự ho.

Trường hợp nạn nhân là trẻ lớn, người trưởng thành

  • Đặt nạn nhân hơi nghiêng về phía trước, dùng lòng bàn tay vỗ 5 cái dứt khoát vào vùng xương giữa 2 bả vai hướng lên gáy.
  • Tiếp tục dùng lòng bàn tay ân 5 lần vào giữa ngực nạn nhân
  • Trong quá trình này nếu nạn nhân ho thì ngừng lại để tự ho,
  • Khi ho được nghĩa là tự thở được bình thường

sơ cưu trẻ bị hóc dị vật

Bảo vệ Ngày và đêm – Địa chỉ dịch vụ bảo vệ uy tín tại TPHCM

Còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với Bảo vệ Ngày và Đêm nếu có nhu cầu thuê nhân viên bảo vệ. Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề bảo vệ cũng như những phẩm chất cần có của bảo vệ.

Với phương châm : BẢO VỆ NGÀY ĐÊM – NGÀY ĐÊM AN TOÀN

Ngày & Đêm cam kết đem đến cho khách hàng sự hài lòng về dịch vụ bảo vệ uy tín, chuyên nghiệp nhất.

Cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp l Khảo sát và thiết kế gói dịch vụ riêng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng l Thành lập từ năm 2003 l Hơn 26 CN-VP khắp cả nước l Hơn 6000 nhân viên phẩm chất đạo đức tốt, nghiệp vụ tinh thông l Đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.

☎️☎️☎️ Công Ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày & Đêm (NDS)
TSC: 33 Nhất Chi Mai, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM.
WB: https://baovechatluongcao.baovengayvadem.com
MST: 0303023616
Hotline: 089 6879 434 / 0908 577 005