Bảo vệ là một trong những công việc đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, khi nhắc đến cụm từ “nghề bảo vệ” thì lại có không ít người có thái độ không mấy thiện cảm. Tất nhiên ở mỗi ngành nghề, công việc đằng sau nó luôn ẩn khuất rất nhiều sự khó khăn, tâm tư và công việc của bảo vệ cũng không ngoại lệ.
Nghề bảo vệ là gì?
Bảo vệ là một ngành nghề có liên quan đến bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh và trật tự công cộng cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng. Các nhiệm vụ của họ đảm nhận có thể bao gồm kiểm soát ra vào, tuần tra, giám sát camera, phát hiện và đối phó với các hành vi phạm pháp, đảm bảo an toàn cho mọi người trong khu vực được bảo vệ.
Chúng ta dễ dàng có thể bắt gặp được nhân viên bảo vệ ở bất cứ đâu từ công ty, bệnh viện, ngân hàng, trường học cho đến khách sạn, nhà hàng hay các doanh nghiệp lớn nhỏ…
Người làm nghề bảo vệ cần phải đảm nhận các công việc như:
- Giám sát, theo dõi, tuần tra thường xuyên tình hình an ninh trong phạm vi được giao.
- Ngăn chặn và xử lý kịp thời trước những hành vi vi phạm, phá hoại tài sản.
- Thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành để đảm bảo tính an toàn về tài sản cho con người.
- Sẵn sàng đối mặt trực tiếp và xử lý những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
- Tiến hành lập báo cáo, đánh giá và rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn các nhiệm vụ về sau.
Những khó khăn thường gặp của nghề bảo vệ
1. Đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm
Nghề bảo vệ được coi là một trong những nghề nhiều rủi ro nhất, chỉ đứng sau công an và bộ đội. Các nhân viên bảo vệ phải luôn đóng vai trò tiên phong trong việc ngăn ngừa và giải quyết nhiều tình huống khác nhau. Họ có thể phải đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác để bảo vệ tài sản và tính mạng của người khác trong các tình huống khẩn cấp.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Công việc của nhân viên bảo vệ là đảm bảo an ninh và an toàn cho khách hàng. Điều này đòi hỏi họ phải làm việc ở nhiều điều kiện khác nhau, kể cả trong thời tiết khắc nghiệt. Những công việc như gác đêm và tuần tra cũng tạo ra áp lực lớn cho sức khỏe của họ. Thiếu ngủ và mất ngủ có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức, tinh thần không thoải mái và có thể gây ảnh hưởng xấu đến công việc của họ.
3. Thời gian làm việc
Nghề bảo vệ có thể làm việc cả trong những ngày lễ, Tết để đảm bảo an ninh. Trái với người khác được nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình, người bảo vệ phải làm việc không ngừng để bảo vệ trật tự an ninh. Còn chưa kể đến những nữ bảo vệ họ có thể không có đủ thời gian chăm sóc gia đình và phải đối mặt với những định kiến xã hội.
4. Mức lương của bảo vệ
Mức lương của bảo vệ hiện nay được đánh giá ở mức trung bình và đủ sống, dao động mỗi tháng từ 6 – 10 triệu đồng. Mức lương của bảo vệ sẽ được tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian làm việc, ca làm việc, kỹ năng, và kinh nghiệm làm việc,…
3. Lộ trình thăng tiến sự nghiệp của nghề bảo vệ
Tương tự như nhiều nghề khác, nhân viên bảo vệ cũng có một lộ trình thăng tiến rõ ràng, phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của bản thân. Nếu đáp ứng được các điều kiện này, họ có thể thăng chức từ một nhân viên bảo vệ thông thường lên các vị trí quản lý hoặc các vị trí quan trọng hơn.
Nếu có đủ trình độ và kỹ năng cần thiết, bảo vệ hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí bảo vệ riêng cho cá nhân hoặc gia đình với mức lương hấp dẫn hơn, lên tới 12-40 triệu đồng mỗi tháng.
Những định kiến của người làm “nghề bảo vệ”
Người làm bảo vệ thường họ sẽ chịu nhiều định kiến khác nhau từ xã hội dù đây là công việc không phải sai trái hay vi phạm luật pháp gì. Những người họ đang làm bảo vệ cũng vẫn phải lao động bằng chính khả năng, sức lực của chính mình. Để hiểu rõ hơn về những công việc của họ, chúng ta cùng điểm qua một số định kiến phổ biến của “nghề bảo vệ”.
1. Công việc dành cho người “ít học”
Đa phần những người làm bảo vệ thường không có bằng cấp cao như cao đẳng, đại học nên họ cũng không được đánh giá cao về học thức. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người nhìn vào người làm bảo vệ sẽ thấy họ không phải suy nghĩ quá nhiều, cũng không cần phải tính toán, vận động tay chân là chủ yếu nên đã vô tình gắn cái mác là “người ít học” và hầu hết ai làm nghề bảo vệ cũng dễ bị khinh thường.
Nhiều người còn có nhận định cho rằng “người bảo vệ không được học hành đàng hoàng nên mới chọn nghề này”. Đây là một nhận định sai lầm bởi vì đánh giá 1 con người “ít học” không chỉ qua công việc mà còn thái độ ứng xử, đạo đức, và tôn trọng luật pháp. So với những người phạm pháp, ăn không ngồi rồi thì “nghề bảo vệ” lại đáng được trân trọng và tôn vinh hơn nhiều.
2. Công việc nhàn hạ, rãnh rỗi, không tạo ra được giá trị
Trên thực tế, thì bảo vệ đúng là một nghề không phải vất vả hay chịu cực nhọc quá nhiều như bao công việc chân tay khác. Do đó, công việc này được rất nhiều người lớn tuổi, không có sức lao động hay trình độ học vấn cao lựa chọn đến. Tuy nhiên, nếu như nói đây là một công việc nhàn hạ, không tạo ra giá trị gì đến cho xã hội thì có phần hơi quá đáng.
Nhìn nhận một cách thực tế bởi nếu không có họ thì làm sao chúng ta hoàn toàn có thể an tâm khi làm việc để tạo ra những giá trị cho xã hội. Mỗi một công việc dù lớn hay nhỏ chúng đều có sự đáng quý riêng và những quy định riêng về từng nhiệm vụ đó. Vì vậy, bạn nên nhìn nhận mọi thứ ở đúng lăng kính của nó thay vì việc phải đem tiêu chuẩn của bản thân để áp đặt vào một công việc không hề liên quan gì.
3. Lương “ba cọc, ba đồng”
Cũng bắt đầu từ những suy nghĩ “bảo vệ là công việc nhàn hạ” nhiều người sẽ cho rằng mức lương tương xứng của nghề bảo vệ cũng sẽ rất thấp. Đây là một suy nghĩ không sai bởi mức lương trung bình dành cho bảo vệ hiện nay cũng ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những công việc dành cho những người làm bảo vệ tại các nhà xe, trường học,… thông thường.
Còn đối với những nhân viên bảo vệ họ đã được huấn luyện, đào tạo một cách bài bản qua các trung tâm bảo vệ chuyên nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ tại ngân hàng, cảng biển, kho bãi lớn hay vệ sĩ thì mức lương của họ cũng sẽ không hề thấp. Mức này sẽ chênh lệch phụ thuộc vào từng công việc, quy mô nơi làm việc cũng như vị trí địa lý khác nhau trên cả nước.
4. Công việc không tương lai, thăng tiến cao
Bảo vệ hiện nay thường chủ yếu là những người cao tuổi, họ không có sức khỏe hay học vấn quá cao nên có thể nói không có khả năng thăng tiến là đúng. Mục đích chính của họ làm việc thường là kiếm thêm thu nhập, phụ giúp thêm cho con cháu hay tìm kiếm một công việc làm trong lúc nhàn rỗi.
Ngược lại, với những người trẻ tuổi, họ đã được đào tạo nghiệp vụ và đã trải qua trường lớp đào tạo bài bản và chuyên nghiệp thì họ sẽ được định hướng lộ trình thăng tiến riêng của mình. Họ sẽ được đề xuất với một mức lương cao hơn và có thể nhận được những cơ hội làm việc tốt hơn. Do đó, định kiến của nghề bảo vệ về vấn đề khó thăng tiến là điều không hoàn toàn là chính xác.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Công ty Bảo vệ Ngày & Đêm có thể giúp bạn có được một cái nhìn đúng đắn, sâu rộng hơn về nghề bảo vệ. Bởi có lẻ, không có nghề nghiệp hợp pháp nào đáng bị coi thường trong xã hội ngày này cả, đặc biệt hơn hết là những công việc, những người luôn âm thầm cống hiến như “nghề bảo vệ”.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày & Đêm (NDS)
TSC: 33 Nhất Chi Mai, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM.
WB: https://baovengayvadem.com.vn/
MST: 0303023616
Hotline: 0908 577 005 / 089 6879 434
Tel: 0908 577 005