Home / Thư viện hình / Quy định về giao nhận ca trực của nhân viên bảo vệ

Quy định về giao nhận ca trực của nhân viên bảo vệ

Quy định về giao nhận ca trực của nhân viên bảo vệ

Bàn giao ca trực là một trong những phần quan trọng nhất của nghề bảo vệ. Làm bảo vệ, bạn có thể là người giỏi về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ. Trong ca trực, bạn đã xử lý mọi tình huống một cách tốt đẹp. Ca trực của bạn đã hoàn thành rất tốt mọi nhiệm vụ, Mục tiêu được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu như bạn không biết cách bàn giao cho ca sau. Hoặc bạn không biết rõ cách thức tiếp nhận bàn giao ca… Điều đó cho thấy – bạn chưa phải là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp thực thụ. Bài viết này giúp bạn hiểu Giao Nhận Ca Trực của Nhân Viên Bảo Vệ như thế nào đúng.

Bạn phải đi làm đúng giờ, đó là quy định hiển nhiên của mọi ngành nghề. Đối với nghề bảo vệ, đúng giờ ở đây không phải là đúng giờ trực của bạn. Mà là trước giờ trực của bạn để còn nhận bàn giao ca. Ca trực bắt đâu từ 6:00, hoặc 6:30, 7:00 tùy vào từng Mục tiêu. Vậy nhận ca đúng giờ là có mặt lúc mấy giờ?

Thời gian bàn giao ca trực bảo vệ

Người đến nhận ca đúng giờ là người đến vị trí bảo vệ làm việc trước ít nhất 15 phút theo giờ giao ca được quy định tại nơi làm việc. Trường hợp ca trực của mình là ca lẻ, ca độc lập không có người giao ca thì nhận ca trước ít nhất 15 phút theo giờ bắt đầu ca trực ở nơi làm việc.

Như vậy, không cần biết ca trực của bạn bắt đầu từ mấy giờ? bạn phải có mặt tại vị trí đó trước ít nhất 15 phút. Xin nhắc lại là “có mặt tại vị trí” chứ không phải có mặt tại Mục tiêu. Điều đó có nghĩ là bạn đã đến Mục tiêu, nhưng còn lang thang ở đâu đó mà chưa xuống vị trí thì chưa được tính giờ. Nếu trễ hơn 15 phút, dù chưa đến giờ trực nhưng bạn vẫn là người vi phạm quy định. Lỗi nhận ca trễ giờ là một trong những lỗi lập biên bản. Nó đã được quy định trong Giao Nhận Ca Trực của Nhân Viên Bảo Vệ!

Người giao ca trong Giao Nhận Ca Trực của Nhân Viên Bảo Vệ

1). Khi giao nhận ca, người giao ca phải ghi rõ trong sổ bàn giao hoặc biên bản bàn giao những tài sản, tài liệu, dụng cụ. Đồng thời phải bàn giao lại cho ca sau công việc mà bạn làm còn dở dang. Tài sản hoặc công việc có cái gì phải bàn giao hết cái đó. Kể cả đó là những tài sản hoặc công việc mà ca trước quên không giao cho mình. (Có nghĩa là có những tài sản, tài liệu, dụng cụ và công việc nào đó mà ca trước vô tình quên không giao cho bạn, nhưng bạn biết thì vẫn phải giao lại cho ca sau).

Người nhận ca trong Giao Nhận Ca Trực của Nhân Viên Bảo Vệ

2). Người nhận ca phải đọc và kiểm tra kỹ từng nội dung bàn giao. Sau đó nếu thấy đúng, đủ thì ký nhận bàn giao. Nếu kiểm tra mà thấy không đúng, không đủ thì yêu cầu ca trước chỉnh sửa nội dung bàn giao.

3). Chỉ khi nào cả hai bên (bên giao và bên nhận) ký tên vào sổ hoặc biên bản bàn giao thì khi đó mới được coi là hoàn tất việc bàn giao. Chính vì vậy, hãy nhớ rằng phải yêu cầu bạn nhận ca ký nhận đi, họ ký xong thì mình mới ra về.

Bàn giao ca trực

Khi nào thì Người Hết Ca Trực được về.

Người hết ca chỉ được rời khỏi vị trí trực của mình khi đã có người đến nhận ca và việc bàn giao ca giữa hai người đã được hoàn tất theo đúng quy định. Nếu không có người đến nhận ca thì ca trước vẫn phải tiếp tục làm việc. Bạn làm việc bao nhiêu giờ sẽ được tính lương bấy nhiêu.

Hãy nhớ kỹ điều này trong Quy định về giao nhận ca trực của nhân viên bảo vệ

Trường hợp ca trực của mình là ca lẻ, ca độc lập không có người nhận ca thì bạn được rời nơi làm việc khi đã hết giờ. Tuy nhiên, hãy nhớ kỹ là chỉ được rời khỏi nơi làm việc khi đã hết giờ theo quy định.

Sai lầm về giao nhận ca trực của nhân viên bảo vệ giao ca:

1). Đã hết giờ làm việc nhưng chưa có người đến nhận ca cho mình. Thế là từ vị trí trực đi lên cổng để chờ người nhận ca đến. Việc này là sai nghiêm trọng, vì vị trí của bạn ở đâu, bạn phải ở yên đó. Khi bàn giao, bạn bàn giao tại vị trí của mình. Chưa nói đến việc di chuyển khỏi vị trí, nếu xảy ra sự cố gì thì bạn là người chịu trách nhiệm. Vì người sau chưa chính thức tiếp nhận vị trí của bạn.

2). Người Giao Ca đã viết đầy đủ nội dung vào sổ giao ca, và ngồi sẵn trên xe máy. Thấy Người Nhận Ca đến thế là chào rồi phóng xe về liền. Làm thế là SAI và RẤT NGUY HIỂM. Mọi sự cố mất mát, hư hỏng do ca sau gây ra, nhưng bạn ấy không thừa nhận. Bạn ấy có thể nói rằng “- khi tôi đến tôi đã thấy nó hư/mất rồi!”. Tất cả là vì ca trước không bàn giao kỹ nên dẫn đến như vậy!

3). Có những trường hợp do “tình thương mến thương” Người Nhận Ca đến nơi là bảo Người Giao Ca “bạn về đi”. Người giao ca thấy bạn nói thế cũng về liền. Việc này là SAI và KHÔNG NÊN. Bạn Giao Ca phải yêu cầu Người Nhận Ca ký nhận cho bạn về. Kể cả Người Nhận Ca bảo là cứ về đi, cũng không chịu.

Sai lầm về giao nhận ca trực của nhân viên bảo vệ nhận ca:

1). Vừa đến nơi đã bảo bạn mình “Thôi bạn về đi”. Việc làm này là thiếu chuyên nghiệp, khiến bạn mình khó chịu, nhưng ngại không nói. Vì vậy, hãy thể hiện mình là người chuyên nghiệp, hỏi bạn xem ca trực của bạn “có vấn đề không”? Nhờ bạn bàn giao kỹ cho mình những việc dở dang và những tài sản liên quan. Ký vào sổ bàn giao hoặc biên bản bàn giao để bạn được về. Đấy mới là người hành xử chuyên nghiệp.

2). Ký nhận bàn giao ca nhưng không kiểm tra tình hình, tình trạng. Thậm chí không đọc nội dung bàn giao mà đã ký luôn. Hãy nhớ rằng, nếu không kiểm tra kỹ bạn có thể sẽ “đổ vỏ” do người khác “ăn ốc” gây ra. Vì vậy, kiểm tra, đặt câu hỏi là kỹ năng chuyên môn, thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày & Đêm (NDS)
TSC: 33 Nhất Chi Mai, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM.
WB: https://baovengayvadem.com.vn/
MST: 0303023616
Hotline: 0908 577 005 / 089 6879 434
Tel: 0908 577 005